Đeo đồng hồ đi bơi nếu phớt lờ những điều này khiến đồng hồ nhanh hỏng

Xuất hiện với nhiều diện mạo khác nhau, độ chống chịu nước của đồng hồ là gương mặt không thể thiếu vắng trên một mẫu đồng hồ. Một kí hiệu nhỏ bé ẩn chứa sức mạnh về sự sinh tồn, chi phối rất nhiều đến cách sử dụng của người dùng. Bạn đang sở hữu một chiếc đồng hồ với chỉ số chống nước cao. Nhưng đừng vội chủ quan, đeo đồng hồ đi bơi nếu phớt lờ những điều này khiến đồng hồ nhanh hỏng!

1. Khả năng chống nước không phải là vĩnh viễn

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO đã xây dựng tiêu chuẩn ISO 2281 về độ kháng nước cho những mẫu đồng hồ thông thường và tiêu chuẩn ISO 6425 dành riêng cho những đồng hồ lặn. Các tiêu chuẩn ISO quy định một thủ tục kiểm tra chi tiết của từng nhãn hiệu, xác định độ chịu nước dựa trên áp lực, thời gian thử nghiệm, nhiệt độ nước, và các thông số khác với nhiều bài kiểm tra nghiêm ngặt được thực hiện ở nhiệt độ 18-25 độ C.

Các thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ, Nhật Bản, đặc biệt là các hãng đồng hồ cao cấp luôn tuyệt đối tuân thủ vấn đề này. Mỗi chiếc đồng hồ của họ đều phải trải qua những cuộc kiểm nghiệm về khả năng kháng nước để có những số hiệu được in trên mặt số. Sẽ là sai lầm nếu mặc định độ chống chịu nước của đồng hồ cứ mãi như vậy. Bởi thử nghiệm về độ chịu nước ban đầu ràng buộc trong điều kiện nước tĩnh, ở nhiệt độ 18-25 độ C.

 

 

Nhưng thực tế, điều kiện tự nhiên hoàn toàn khác với điều kiện thí nghiệm. Những thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự chuyển động của nước hay cả những va đập… Mọi thứ đều tác động và ảnh hưởng đến gioăng thấm nước, những chất bít kín trên vỏ đồng hồ bị ăn mòn, hoặc biến đổi khiến khả năng cản nước của chúng dần suy yếu. Chính vì vậy, độ chống chịu nước của đồng hồ chỉ giới hạn trong một chừng mực. Qua dòng đời, qua cách bạn sử dụng, nó sẽ giảm một cách tự nhiên.

2. TOP 5 lưu ý từ chuyên gia về cách sử dụng đồng hồ khi bơi lội

Không nên đeo đồng hồ dây da khi tắm biển

Với tất cả các loại dây da dù có chịu nước được hay không, tốt nhất là bạn đừng nên để dây bị ngâm trong nước, đặc biệt là nước biển, nước hồ bơi vì điều kiện ẩm, nắng nóng, gió, chất bẩn trong nước có thể làm mục dây, dễ gây hôi dây.Trong trường hợp bất khả kháng phải dùng hoặc loại dây của bạn được nhà sản xuất cho phép đeo đi bơi, tắm biển, phải nhớ rửa dây bằng nước sạch rồi lau thật khô ngay sau đó, đừng để quá lâu. Nhưng tốt hơn hết là chúng ta nên tháo đồng hồ trước khi bơi để đảm bảo độ bền cũng như là độ an toàn cho cỗ máy thời gian.

Đảm bảo núm chỉnh được đóng/ vặn chặt

Trước khi để chiếc đồng hồ của bạn tiếp xúc với bất kỳ loại nước nào, ở đâu, hãy chắc chắn rằng núm chính (cái chốt) đã được đóng chặt. Nhiều loại đồng hồ được thiết kế cho lặn sẽ trang bị thêm ren vặn cho núm (cùng các nút bấm khác nếu có), hãy vặn nó theo chiều kim đồng hồ thật chặt để không cho nước xâm nhập vào đồng hồ.

 

 

Trong lúc bơi, lặn, tắm, tuyệt đối không bấm nút hay vặn mở ren vặn của núm, rút núm ra ngoài. Hãy nhớ, bất kể là chỉ số chịu nước bao nhiêu, đồng hồ của bạn chỉ chịu nước tốt khi núm (và các nút bấm) của nó được đóng chặt.

Hạn chế dùng đồng hồ vàng hồng đi tắm biển, hồ bơi

Clo trong nước biển và nước hồ bơi nhân tạo có thể làm phai dần sắc hồng trên các loại đồng hồ có sử dụng chất liệu vàng hồng thật sau thời gian dài. Vì thế, nếu bạn có ý định đeo các loại đồng hồ bằng vàng hồng để đi tắm hay đi bơi thì hãy cẩn thận.

Sau khi đồng hồ vàng hồng tiếp xúc nước biển, hồ bơi, hãy rửa lại bằng nước sạch. Bản thân nước máy thường dùng cũng chứa clo dù thấp hơn đáng kể so với nước biển nên sau đó bạn cũng cần phải lau cho thật khô.

Giữ đồng hồ không vị chà, cọ xát vào cát

Không phải tất cả hạt cát ở biển đều có thể làm trầy xước dây và vỏ đồng hồ thép không gỉ của bạn nhưng một ít trong chúng với các cạnh sắc bén và độ cứng cao sẽ làm được điều đó, vấn đề là bạn có xui như vậy hay không thôi.Nếu đồng hồ của bạn là nhựa hoặc vàng thật, khả năng trầy xước còn cao hơn. Nơi thường bị trầy là bezel, bong tróc lớp sơn ở các chữ số hay dấu hiệu, làm trầy vấu, khóa khiến cả đồng hồ trông “kém duyên”, “cũ kỹ”.

 

 

Ngoài ra, nhiều trường hợp hạt cát nhỏ lọt vào trong bezel xoay hoặc núm chỉnh dẫn đến tình trạng “kẹt”. Trừ việc làm bạn bực mình khi vặn thì còn có thể làm trầy xước các phần trong của đồng hồ. Cách tốt nhất là cố gắng giữ cho đồng hồ không bị chà vào cát trong bất cứ hoạt động nào ngoài bãi biển cả nhé.

Luôn rửa lại bằng nước sạch khi lên bờ

Thật sự thì thép không gỉ vẫn bị ăn mòn bởi nước mặn dù rằng rất ít. Nếu vài lần ít ỏi hoặc thời gian ngắn thì không sao nhưng số lần ngâm nước mặn nhiều và lâu sẽ làm đồng hồ thép không gỉ xỉn màu kém sáng. Nếu bạn không muốn điều này xảy ra, hãy luôn rửa đồng hồ bằng nước sạch ngay sau khi nó tiếp xúc với nước biển (tất nhiên là luôn đảm bảo núm chỉnh được đóng kín/vặn chặt nhé)

 

 

 Rửa kỹ cả các khe hở giữa mắt dây, chốt nối dây với vỏ, nắp đáy, bezel xoay, sau khi sạch hết cát dính hãy dùng khăn mềm và khô lau sạch. Thực hiện rửa lại nước sạch và lau khô tương tự sau khi bơi hồ bơi, sông, suối.

Với những lưu ý quan trọng vừa rồi, hy vọng bạn có thể chăm sóc, giữ gìn và bảo vệ đồng hồ con cưng của mình trước những tác động của môi trường một cách tối ưu và hiệu quả. Giữ cho đồng hồ bền bỉ với thời gian và luôn sáng mới như thủa ban đầu nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện thoại
Chat Zalo
Gọi điện thoại
Chat Facebook
Call Now ButtonGọi ngay 08125.66666