Khi các bạn mua đồng hồ về nhà thường sẽ kiểm tra xem lại chất lượng đồng hồ, trong quá trình kiểm tra sẽ thấy nhiều ký hiệu được khắc trên mặt số, thân vỏ đồng hồ, vậy các ký hiệu trên đồng hồ đeo tay này có ý nghĩa là gì? hôm nay hãy cùng muadonghocu.vn giải mã nhanh các ký hiệu trên đồng hồ đeo tay đầy đủ nhất ở bài viết bên dưới này nhé.
Nội dung chính
Ký hiệu về nguồn gốc xuất xứ
– Swiss Made: Đây là một cụm từ thường được in trên những chiếc đồng hồ sản xuất tại Thụy Sỹ. Để có được dòng chữ này trên đồng hồ phải vượt qua được những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về đồng hồ của hiệp hội đồng hồ Thụy Sỹ. Tuy nhiên, những quy định này đã được điều chỉnh để phù hợp với nền kinh tế thị trường, chỉ cần 1 chiếc đồng hồ đảm bảo được 1 trong các tiêu chuẩn sau thì sẽ được gắn nhãn Swiss Made: đồng hồ được sản xuất và lắp đặt tại Thụy Sỹ, được nhà máy đồng hồ Thụy Sỹ chứng nhận; sử dụng máy Thụy Sỹ và có hơn 60% linh kiện của Thụy Sỹ.
– Swiss Movement: Cụm từ này được in trên những chiếc đồng hồ sử dụng máy Thụy Sỹ. Tuy nhiên không phải có chữ này là có nguồn gốc từ Thụy Sỹ, các hãng đồng hồ đến từ nước thứ 3 có thể gia công vỏ, và mua máy Thụy Sỹ để lắp ráp, nên vẫn có trường hợp vỏ được in thêm Swiss Movement trên máy, nhưng không phải thương hiệu của Thụy Sỹ.
– Swiss Quartz: Có nghĩa là nó đang sử dụng bộ máy Quartz chạy pin đến từ Thụy Sỹ.
– Made in Japan: Có nghĩa là một chiếc đồng hồ được sản xuất, lắp ráp tại Nhật Bản.
– Japan Movt: Dòng chữ Japan Movt này có nghĩa là bộ máy của Nhật Bản.
Tên thương hiệu và những chữ cái viết tắt
– AP: Viết tắt 2 chữ cái đầu của thương hiệu Audemars Piguet.
– AL & S: Viết tắt của thương hiệu A. Lange & Sohne
– B & M là ký hiệu của đồng hồ Baume et Mercier.
– ML hoặc MLC: là ký hiệu trên những trên đồng hồ thuộc thương hiệu Maurice LaCroix.
– GP là viết tắt của thương hiệu đồng hồ Girard Perregaux
– VC viết tắt của Vacheron Constantin.
– GO: Viết tắt của thương hiệu Glashutte Origina
– JLC ký hiệu của Jaeger-LeCoultre – một trong những thương hiệu tên tuổi trong làng đồng hồ.
– BP: là cách gọi của Blancpain – thương hiệu đồng hồ lâu đời nhất Thụy Sỹ.
– PP: chắc hẳn cái tên Patek Philippe không còn xa lạ với nhiều anh em đam về đồng hồ.
– UJ & S: Urban Jurgensen & Sonner đã chọn UJ & S là ký hiệu cho thương hiệu của mình.
– UN là tên gọi của thương hiệu đồng hồ Ulysses Nardin.
– OP: viết tắt của đồng hồ Olym Pinaus khá thịnh hành tại Việt Nam
– DW: là tên viết tắt của thương hiệu đồng hồ Daniel Wellington đến từ Thụy Điển.
Ký hiệu về chất liệu và màu sắc
– TT là Two Tone hay Demi, ký hiệu này thường xuất hiện trên những chiếc đồng hồ có 2 màu vàng và bạc.
– SS: ký hiệu này là viết tắt của Stainless Steel: thép không gỉ 316L – là một kim loại được sử dụng nhiều trong sản xuất đồng hồ.
– GP hay Gold Plated: Những chiếc đồng hồ được mạ vàng sẽ có những ký hiệu này, tuy nhiên thì lượng và ít hơn rất nhiều so với những đồng hồ có ký hiệu GF.
– PVD: là viết tắt của Physical Vapor Deposition. Những chiếc đồng hồ có ký hiệu này đồng nghĩa với việc lớp vỏ hay dây đã được mạ theo công nghệ làm bay hơi kim loại và phủ lên trên lớp vỏ ở nhiệt độ cao, mang đến độ bóng, đều vào bám dính chắc.
– WG: là viết tắt của cụm từ White Gold – vàng trắng.
– Pepsi: nghe thì có vẻ giống nước giải khát Pepsi nhưng trong đồng hồ thì nó lại là Blue and Red Benzel, một thiết kế có 2 màu xanh dương và đỏ.
– Pt: những sản phẩm hay chi tiết được làm từ Platium – bạch kim và có tỷ lệ là 950/1000 bạch kim, 50/1000 hợp kim.
– RG hay Rose Gold được in trên những chiếc đồng hồ có vỏ hay các chi tiết được mạ hoặc làm từ vàng hồng – một kim loại quý trong chế tác đồng hồ.
– Ti: là ký hiệu của Titanium (Titan). Đây là một kim loại chỉ được sử dụng để sản xuất ra những chiếc đồng hồ cao cấp.
– YG có nghĩa là vàng nguyên chất 24K. YG thực chất là viết tắt của Yellow Gold.
– AR: ký hiệu này thường thấy trên những chiếc đồng hồ cao cấp. Nó là viết tắt của cụm từ Antireflection Coating – lớp phủ chống phản chiếu.
– GF: viết tắt của Gold Filled. Khi bắt gặp tên sản phẩm hoặc trên mặt đáy có ký hiệu này có nghĩa là chiếc đồng hồ này được phủ một lớp vàng thật bên ngoài vỏ hay các chi tiết khác của đồng hồ. Trọng lượng vàng mạ phải lớn hơn 5% trọng lượng của đồng hồ.
Tính năng đồng hồ và những ký hiệu mà bạn cần biết
– WR (viết tắt của cụm từ Water Resistant) : chỉ số chống nước.
– ATM (Atmosphere) hay BAR hoặc M mức độ chống nước của đồng hồ.
– COSC: viết tắt của cụm từ Controle Officiel Suise de Chronometres, ám chỉ những chiếc đồng hồ có độ sai số từ -4 đến + 6 giây/ngày mới có ký hiệu này.
– DD nghĩa là Day/Date, ký hiệu này thường xuất hiện trên những đồng có cả lịch thứ và ngày.
– GMT: những chiếc đồng hồ hiển thị được 2 múi giờ sẽ có ký hiệu này. GMT nghĩa là Greenwich Mean Time.
– GTLS / H3: ký hiệu này cho biết đồng hồ được làm dạ quang từ phóng xạ Tritium, chính vì thế mà khi dùng phải hết sức cẩn thận, tránh va đập, rơi vỡ.
– Chronograph: Là thiết bị đo thời gian, bấm giờ thể thao. Cho biết thời gian trong ngày, đo một khoảng thời gian. Thiết bị tính giây, phút, và cả giờ có thể bắt đầu và dừng lại theo ý muốn.
– LE: những chiếc đồng hồ có ký hiệu này là những mẫu được sản xuất có số lượng giới hạn, thường là những chiếc đồng hồ đắt tiền. LE là viết tắt của Limited Edition.
– PR (Power Reserve): khả năng dự trữ cót của đồng hồ.
– SL (Super Luminova): đây là một chất liệu dạ quang không độc hại có thể sạc pin đồng hồ nhờ ánh sáng.
– UTC: là ký hiệu giờ chuẩn quốc tế hiện nay.
– Cal: đây là đặc tính riêng của mỗi đồng hồ. Trước đây được sử dụng để chỉ khoảng cách chuyển động của đồng hồ, ngày nay thuật ngữ này dùng để chỉ đặc tính riêng của mỗi loại máy đồng hồ; đi sau chữ Calibre là những số để chỉ cụ thể loại máy nào, và đi trước thường là tên của thương hiệu.
– BPH: là đơn vị đo dao động con lắc trên đồng hồ cơ.
– VPH: là chỉ số dao động của con lắc đồng hồ cơ.
– MOP: Mother of Pear. MOP trên đồng hồ được dùng để chỉ ánh xà cừ hoặc xà cừ. Chúng mang đến một vẻ ngoài quý giá, màu sắc cuốn hút nhưng nền nã và tự nhiên, thường được sử dụng ở đồng hồ nữ.
– OEM: Original Equipment Manufacturer: Trên đồng hồ, OEM là nhà sản xuất thiết bị gốc tức là hãng đã sản xuất ra chiếc đồng hồ A nhưng đồng hồ A lại mang nhãn hiệu của người khác, hãng sản xuất đồng hồ OEM khá tiêu biểu trong thế giới đồng hồ Fossil.
– Cyclops: là từ chỉ thấu kính phóng đại 2,5 lần (2.5x) thường gặp ở trên mặt kính tại vị trí lịch ngày của đồng hồ Rolex giúp xem lịch dễ dàng hơn.
– Chronometer: Là loại đồng hồ có độ chính xác cao, được kiểm tra chất lượng bởi COSC. COSC kiểmtra tại năm vị trí khác nhau với nhiệt độ khác nhau và trong nhiều ngày liên tiếp để xác định độ chính xác. Đồng hồ được chứng nhận COSC sẽ phải ghi cụ thể số chứng nhận COSC.
Một số dòng đồng hồ phổ biến
– Kinetic: đây là bộ máy dành riêng cho thương hiệu đồng hồ Seiko. Sử dụng công nghệ lưu trữ năng lượng bằng việc chuyển hóa từ chuyển động cách tay thành năng lượng điện, nạp vào và sạc pin và cung cấp năng lượng cho đồng hồ
– Quartz Movement: Đây là kiểu đồng chạy bằng pin.
– Automatic Movement: Đồng hồ cơ được lên dây cót. Nó không cần sử dụng Pin, không cần nạp năng lượng.
– Eco Drive: Là kiểu máy độc quyền của thương hiệu đồng hồ Citizen. Hoạt động nhờ chuyển hóa năng lượng ánh sáng, kể cả ánh sáng nhân tạo thành năng lượng để duy trì hoạt động của đồng hồ.
– Solar – Power Watch: Đồng hồ sử dụng năng lượng mặt trời để sạc pin.