Để nắm rõ một số kiến thức trước khi mua đồng hồ Odo cổ, hôm nay muadonghocu.vn sẽ chia sẻ một ít kinh nghiệm mua đồng hồ Odo kèm theo một số kiến thức cơ bản để hiểu rõ hơn về đồng hồ Odo Pháp cổ này nhé.
Có thể nói việc sưu tầm đồng hồ Odo cổ đang bắt đầu hồi sinh tại thị trường Việt Nam, tuy nhiên việc lựa chọn một chiếc đồng hồ phù hợp chính hãng không phải đơn giản trong thời kỳ thật giả lẫn lộn như ngày nay.
Dưới đây là các khái niệm cơ bản về đồng hồ Odo pháp cổ
Nội dung chính
Mặt số đồng hồ Odo
Mặt số đồng hồ ODO bao gồm: Bát giác nằm, bát giác đứng, mặt tròn, mặt quai chảo, số vẽ (In), số nổi, số dán, số chân cài…
Kim đồng hồ Odo
Kim số đồng hồ ODO gồm: Số 8, lá lúa, hình tháp, mắt ngỗng, hình khối thủng…
Máy đồng hồ Odo
- Máy 3 vách, máy 1 vách
- Máy 3 vách bệt, 3 vách kiềng
- Máy vách hoa dâu, máy vách trơn (láng) Máy 3 vách kín, 3 vách hở
- Máy triện hình quả trứng, máy triện hình quả trám, máy không triện
- Máy 24, 30, 36
24, 30, 36 là kích thước chiều dài danh nghĩa của tay lắc đồng hồ, đặt 3 chiếc đồng hồ máy: 24, 30, 36 cạnh nhau thì quả lắc của máy 24 ngắn nhất, xong đến máy 30 dài hơn tí, và dài nhất là máy 36.
Gông ( côn ) đồng hồ Odo
- 8 gông, 5 gông (Chơi 1 bản nhạc). 6 gông, 10 gông (Chơi hai bản nhạc)
- Gông 1 hàng, gông 2 hàng
- Gông đóng, gông xoáy (Vít có ren)
- Củ Gông có đóng số: 111, 121. Củ gông không đóng số
- Củ gông lòng máng trắng, lòng máng đen, củ óc chó, củ gông chữ M (Chỉ có ở 36-10)
- Củ gông đen, củ xám, củ nâu
- Gông đồng, gông thép, bên đồng bên thép, 7 thép 1 đồng
Các bài nhạc của đồng hồ Odo
- Westminster
- Gai
- Ave Maria
- Sonodo
Lý do đồng hồ Odo cổ thu hút người chơi
Hãng đồng hồ Odo cổ Pháp trước giờ vẫn luôn được người Việt biết đến nhờ thương hiệu, chất lượng sản phẩm, nhắc đến đồng hồ treo tường người ta nghĩ ngay đến đồng hồ Odo, bởi tiếng chuông ngân nga của bản nhạc Westminster vang lên từ chiếc đồng hồ Odo gắn sâu vào ký ức của mỗi người chúng ta.
Thường những người chơi đa phần tìm lại ký ức qua việc sưu tầm những chiếc đồng hồ Odo cổ, có người có trong tay đến vài trăm chiếc mà vẫn sưu tầm, cho thấy niềm đam mê cháy trong họ, cho thấy sức hút của những chiếc đồng hồ Odo mãnh liệt đến thế nào.
Đồng hồ Odo có giá bao nhiêu?
Đồng hồ Odo cổ có giá trung bình từ 5 triệu đến 80 triệu đồng tùy vào từng loại, có những chiếc đồng hồ Odo cổ thu mua bán lại thậm chí giá cao hơn. Khi cuộc sống hiện đại ngày càng chạy theo những giá trị mới thì đồng hồ Odo cổ luôn được săn lùng miệt mài, bởi thiết kế đậm chất giá trị lịch sử từ thời pháp thuộc và các cuộc chiến đô hộ Đông Dương thời bấy giờ.
Dù đồng hồ Odo cổ bây giờ trở lên khan hiếm nhưng đâu đó vẫn có người luôn kiếm tìm, tìm hiểu, mua bằng được những chiếc đồng hồ Odo cổ. Điều đó cho thấy được giá trị trường tồn mãi theo thời gian mang cái tên Odo, thương hiệu bất hủ đối với đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn mang giá trị đẳng cấp sang trọng.
>>> Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ: sửa chữa đồng hồ Odo cổ